Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, những quy định về hàng hóa rất chặt chẽ. Vận tải Thuận Phong (TPFS) sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho khách hàng những quy định về hàng hóa khi vận chuyển bằng đường hàng không.

1. Ai được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và các văn bản hướng dẫn, kinh doanh vận chuyển hàng hóa nói riêng và kinh doanh vận chuyển hàng không nói chung là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện (hay còn gọi là các hãng hàng không). Theo đó, chủ thể được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phải là các hãng hàng không, bao gồm hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài.

Điều kiện chung để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
  • Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
  • Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
  •  Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
  • Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
  • Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam

Ngoài các điều kiện chung, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về điều kiện riêng cho mỗi hãng hàng không:

(a) Hãng hàng không Việt Nam

Điều kiện về vốn: vận chuyển hàng không là ngành dịch vụ đòi hỏi có sự đầu tư lớn về máy móc trang thiết bị, không chỉ phương tiện vận chuyển, trang thiết bị mặt đất cũng khá tốn kém.

Theo quy định của pháp luật hiện hành để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không nhà đầu tư- hãng hàng không khi kinh doanh vận chuyển sử dụng từ 1 đến 10 máy bay và khai thác thị trường vận chuyển hàng không nội địa phải có vốn điều lệ ít nhất 200 tỷ Việt Nam Đồng và 500 tỷ Việt Nam đồng cho việc khai thác thị trường vận chuyển hàng không quốc tế. Nếu sử dụng số lượng máy bay khai thác lớn hơn 10 chiếc, các hãng hàng không phải đáp ứng một lượng vốn pháp định lớn hơn theo quy định của Nghị định 75/2007/NĐ-CP.

(b) Hãng hàng không nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền khai thác vận chuyển hàng không nội địa là được giành cho các hãng hàng không Việt Nam. Hãng hàng không quốc tế chỉ được khai thác vận chuyển hàng không nội địa trong trường hợp vì mục đích phòng chống, khắc phục thiên tai dịch bệnh và viện trợ nhân đạo khẩn cấp, phải được sự chấp thuận của Bộ giao thông vận tải. Đây là quy định khá phổ biến mà các quốc gia thường áp dụng điển hình là Mỹ.

Ngoài điều kiện về vốn pháp định như theo quy định của Nghị định 75/2007/NĐ-CP, hãng hàng không nước ngoài khi thành lập tại Việt Nam còn phải tuân thủ về tỷ lệ góp vốn: bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ đối với hãng hàng không, hoặc 49% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ. Người đại diện theo pháp luật của hãng phải là công dân Việt Nam và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài.

2. Hàng hóa và vận đơn trong vận chuyển hàng không.

a) Hàng hóa

Những hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không. Phải là hàng hóa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật. Hàng hóa trong vận chuyển hàng không được phân ra làm hai loại. Hàng hóa thông thường và hàng hóa nguy hiểm. Đối với hàng hóa thông thường việc vận chuyển phải tuân thủ các quy định về về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hoá của người vận chuyển. Đối với hàng hóa nguy hiểm, ngoài việc tuân theo các quy định của người vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm chỉ được vận chuyển khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không theo Quyết định 13/2007/QĐ-BGTVT và theo phụ lục 18, Công ước về hàng không dân dụng quốc tế.

b) Vận đơn

Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và bằng chức của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển.

Chức năng của vận đơn hàng không: là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng, bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng, giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá, hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hóa.

Nếu như vận đơn trong vận tải đường biển đóng vai trò rất quan trọng trong giao dịch, nó vừa là chứng từ sở hữu hàng hóa. Trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn vẫn có thể giao dịch được, và vận đơn không được xem là chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn đường biển.

Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành.

Các loại vận đơn: Có nhiều cách phân loại vận đơn hàng không. Nếu căn cứ vào người phát hành có hai loại vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill) và vận đơn trung lập ( Neutral airway bill). Nếu căn cứ và việc gom hàng có vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB) và vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB).

Nội dung của vận đơn:vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ

Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”

Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.

3. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển.

Như vậy, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có ít nhất hai bên chủ thể tham gia vào hợp đồng, bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Theo quy định của pháp luật bên vận chuyển phải là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng không.

Các nội dung chính trong hợp đồng: loại hàng, khối lượng, địa điểm giao hàng, thời gian, cước phí, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đa phần các quy định của hợp đồng vận chuyển đều được ghi nhận trong vận đơn hàng không.

4. Các nhóm hàng vận tải bằng đường hàng không

Hiện nay, trong loại hình vận tải bằng máy bay, các hãng hàng không thường phân hàng hóa thành các loại sau:

✔ Hàng thông thường:

Nhóm này thường bao gồm các loại hàng hóa đa dạng như hàng khô. hàng gom. đồ dùng trong gia đình. hàng cá nhân và các loại hàng khác được yêu cầu phục vụ thông thường.

✔ Hàng động vật sống:

Bạn có thể chuyển các con vật sống cho các hãng hàng không. Việc chấp nhận và phục vụ động vật sống của những hãng hàng không đều tuân thủ theo đúng Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Quy định vận chuyển động vật sống của IATA (LAR) và Quy định vận chuyển  động vật sống của các hãng hàng không.

✔ Hàng mau hỏng:

Hàng mau hỏng bao gồm những mặt hàng mà trạng thái hoặc tính chất ban đầu có thể bị hư hỏng khi chịu tác động của sự thay đổi quá mức về nhiệt độ, độ ẩm hoặc thời gian do chuyến bay bị chậm trễ trong quá trình vận chuyển. Nó gồm các loại thực phẩm có thời gian bảo quản thấp như Sô cô la. Các sản phẩm ngũ cốc chế biến, hoa, thực phẩm, sản phẩm đông lạnh, rau quả, trứng ấp, thịt, vắc-xin, cây trồng, huyết thanh….

✔ Hàng nhạy cảm:

Hàng nhạy cảm là những vật dụng có giá trị cao hơn so với hàng thông thường và có khả năng mất mát trong quá trình vận chuyển. Nhóm hàng này thường bao gồm: máy quay phim, máy chụp ảnh, máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị hỗ trợ tin học cá nhân (PDAs), hàng điện tử có giá trị, điện thoại di động, thẻ điện thoại, đồng hồ.

✔ Hàng nguy hiểm:

Hàng nguy hiểm là những mặt hàng có khả năng:
  • Gây nguy hại cho sức khỏe, sự an toàn, tài sản hoặc môi trường.

Nó bao  gồm 9 nhóm danh mục khác nhau. Chủ yếu là các chất gây cháy nổ, các chất độc, các dung dịch hóa học, chất gây nhiễm chất phóng xạ…vv.

✔ Hàng ướt:

Hàng ướt bao gồm các lô hàng có chứa  chất lỏng , hoặc có đặc tính có thể sinh ra chất lỏng. Không bao gồm hàng hóa được phân loại là hàng  nguy hiểm. Các loại hàng hoá sau đây được xem là hàng ướt:
– Chất lỏng được đựng trong các thùng chứa.
– Hàng hóa có chất lỏng không được đựng trong các thùng kín nước.
– Động vật sống có thể tiết chất lỏng
– Hàng đóng cùng đá ướt như cá tươi, cá đông lạnh, hàng hải sản…

Thuận Phong (TPFS):

  • Cung cấp và tư vấn các giải pháp logistics
  • Vận chuyển hàng hóa trong hoạt động giao dịch của quý doanh nghiệp
  • Giảm thiểu chi phí logistics bằng những phương án tối ưu
  • Chất lượng dịch vụ logistics vượt trội

Liên hệ với chúng tôi:

  • Địa chỉ: 64 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q1, Tp. Hồ Chí Minh.
  • VP Thủ Đức: 02.03 – SAV3 The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
  • P. Kinh Doanh: 0938 737 780 – Email: sales@tpfs.com.vn
CALL NOW: 0903 917 603